Gần đây, phòng khám Bệnh viện Đa khoa Bình Dân Đà Nẵng ghi nhận được rất nhiều trường hợp vô tình mắc bệnh basedow (cường giáp), bướu cổ, ung thư tuyến giáp … qua thăm khám sức khỏe tổng quát và khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp, cá nhân.
Không có thói quen khám sức khỏe định kỳ vì nghĩ rằng mình vẫn khỏe, chẳng có bệnh tật gì, trong một lần khám sức khỏe tổng quát theo công ty, chị N.Q.T (36 tuổi) bất ngờ phát hiện mắc bệnh Basedow (hay còn gọi là cường giáp). Ở giai đoạn sớm, các dấu hiệu như cổ sưng, mắt lồi thường âm thầm và không ảnh hưởng rõ rệt đến người bệnh nên nhiều người không để ý. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị sớm, có thể dẫn đến các biến chứng lên tim, mắt thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.
Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng nằm ở cổ có chức năng sản xuất hormone giáp cho cơ thể, giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, kích thích sự hoạt động của tim, hệ thần kinh và điều tiết nhiệt lượng cho cơ thể. Khi tuyến giáp hoạt động quá mức, sản xuất ra nhiều hormone sẽ dẫn đến hội chứng cường giáp. Đây là hội chứng rất phổ biến và có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, với tỷ lệ mắc cường giáp ở nữ giới cao gấp 3 lần nam giới.
Bệnh Basedow là bệnh lý tuyến giáp gây nên hội chứng cường giáp với nhiều tên gọi khác nhau như: bệnh Graves, bệnh Parry, bệnh cường giáp tự miễn…Triệu chứng của bệnh thường dễ nhầm lẫn với những bệnh lý thông thường khác. Bệnh xuất hiện do tuyến giáp sản xuất quá nhiều hóc môn giáp trong máu gây ra những tổn hại về mô và chuyển hóa. Bệnh có thể ảnh hưởng đến tuyến giáp, làm phì đại tuyến giáp (bướu cổ), gây triệu chứng cường giáp với các triệu chứng như tăng nhịp tim, yếu cơ, mất ngủ hoặc khó ngủ và tính tình dễ bị kích thích. Bệnh còn có thể ảnh hưởng đến mắt gây lồi mắt, có thể ảnh hưởng đến thị lực và ảnh hưởng đến các hệ cơ quan khác bao gồm da, tim, tuần hoàn và thần kinh.
Một trường hợp khác, chị N.T.B (42 tuổi) khi đến thăm khám tầm soát sức khỏe tổng quát tại Bệnh viện Đa khoa Bình Dân Đà Nẵng thì phát hiện yếu tố gây ung thư, sau khi thực hiện chỉ định sinh thiết kết quả cho thấy ung thư tuyến giáp cần phẫu thuật. Hiện chị B. đã thực hiện phẫu thuật thành công và đang tiếp tục thăm khám sức khỏe tại bệnh viện.
Một số dấu hiệu nhận biết bệnh cường giáp như:
- Bướu ở cổ: đây là biểu hiện dễ nhận biết, được chú ý nhiều và rõ ràng nhất đối với bệnh lý tuyến giáp. Đôi khi đây là dấu hiệu chính khi bệnh nhân đến khám tuyến giáp.
- Nhịp tim nhanh:Có cảm giác tim đập nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực liên hồi đẫn đến bồn chồn, lo lắng và thậm chí là khó thở.
- Huyết áp tăng, tay run, da ẩm, đổ mồ hôi nhiều.
- Mắt lồi, chói mắt, chảy nước mắt.
- Sút cân đột ngột: cân nặng sụt giảm ngay cả khi ăn nhiều, ăn ngon miệng và đủ chất.
- Vận động yếu:Cơ bắp của người mắc cường giáp sẽ bị ảnh hưởng với triệu chứng rõ rệt như mệt mỏi và yếu sức, gây giảm sức lao động và vận động…
- Tinh thần căng thẳng, dễ stress, khó tập trung làm việc, ngủ không ngon giấc. Ngoài ra, bệnh nhân có thể trải qua những cơn khó chịu, cáu gắt và kích động vô cớ.
- Đau nhức cơ xương khớp.
- Rối loạn tiêu hóa, đôi khi bị tiêu chảy.
- Đối với phụ nữ có thể bị rối loạn kinh nguyệt.
Theo thống kê tại bệnh viện Đa khoa Bình Dân Đà Nẵng trung bình phòng khám tiếp nhận rất nhiều trường hợp khi đến thăm khám đã ở giai đoạn bệnh xuất hiện biến chứng, một số trường hợp khác đến thăm khám tổng quát nhưng vô tình phát hiện yếu tố nguy cơ có thể gây ung thư.ột số biến chứng nguy hiểm của bệnh lý tuyến giáp như:
- Biến chứng tim mạch: tình trạng rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh, rung nhĩ vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn tới suy tim, đột quỵ nếu không điều trị kịp thời.
- Cơn bão giáp:khá ít gặp nhưng nguy hiểm khi hormone tuyến giáp tăng quá cao đột ngột, các triệu chứng, dấu hiệu theo đó cũng biến chứng nặng nề hơn, tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa nếu không kịp thời chẩn đoán và điều trị.
- Biến chứng về mắt:Người bệnh có thể bị lồi mắt, thường xuyên chảy nước mắt và nhạy cảm hơn đối với ánh sáng, hay kèm theo viêm kết mạc, tổn thương giác mạc.
- Biến chứng xương khớp: Ở những người bị cường giáp do bệnh Basedow, sự dư thừa hormon tuyến giáp sẽ đẩy nhanh tốc độ lão hóa xương. Do hormone tuyến giáp được sản xuất quá nhiều làm cản trở sự hấp thu canxi trong cơ thể dẫn đến tình trạng loãng xương, đau nhức xương khớp…
Đừng bỏ qua những bất thường của cơ thể, việc tầm soát sức khỏe 6 tháng/lần là biện pháp bảo vệ cơ thể khỏe mạnh. Chia sẻ về những đối tượng nên tầm soát bệnh lý tuyến giáp, các Bác sĩ khuyến cáo:
- Phụ nữ trên 25 tuổi cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ đầy đủ và thường xuyên.
- Nam giới có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao khi ngoài 40 tuổi.
- Người có chế độ ăn uống thiếu i-ốt hoặc thừa i-ốt
- Những người bị phơi nhiễm các chất phóng xạ, chất độc hóa học ở mức cao.
- Người có tiền sử hoặc người thân trong gia đình có tiền sử với một số căn bệnh về tuyến giáp như FAP, MEN II, Cowden, ung thư biểu mô tuyến giáp,…
- Có dấu hiệu nghi ngờ bản thân mắc ung thư tuyến giáp như: hạch ở cổ, u ở cổ, khó nuốt – khó thở, đau họng, đau cổ, có khối u ở trước cổ hoặc tuyến giáp,…
- Từng phải chiếu/ xạ và đầu hoặc cổ khi còn nhỏ hoặc thuộc lứa tuổi thanh – thiếu niên.
- Khàn tiếng, đau họng, giọng nói bị thay đổi, gặp khó khăn trong việc giao tiếp.
- Có các dấu hiệu gợi ý bệnh lý tuyến giáp như thay đổi cân nặng nhanh, nhịp tim nhanh hoặc bất thường, run tay, rối loạn chu kì kinh nguyệt (nữ),…