ĐIỀU TRỊ BỆNH BASEDOW BẰNG

“PHẪU THUẬT TỨC THÌ ”AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ

ĐIỀU TRỊ BỆNH BASEDOW BẰNG

“PHẪU THUẬT TỨC THÌ ”AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ

  1. Vai trò và nhiệm vụ của Tuyến Giáp

– Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nằm ở trước cổ, hình con bướm có 2 thùy và eo giữa, nặng 10 – 20g.

Vai trò và nhiệm vụ của tuyến giáp:

  • Tuyến giáp có nhiệm vụ tiết ra hormone giáp trạng là T3 – T4 (Triiodthyronin, Thyroxin). Tuyến giáp mỗi ngày tiết ra 80mcg T4 và 25mcg T3, là hóc môn tác động lên toàn bộ các tổ chức của cơ thể và các hoạt đông chuyển hóa chính.
  • Tác dụng của T3 và T4:
    • Tăng cường trao đổi chất, kích thích sinh trưởng và phát dục.
    • Kích thích hoạt động tim, tăng cường co bóp tim.
    • Tác dụng lên tuyến sinh dục và tuyến sữa.
    • Tăng cường quá trình tạo nhiệt và tăng đường huyết.
    • Kích thích sự phát triển và hoàn thiện hệ thần kinh, điều hòa Canci.

Nên khi bệnh nhân bị bệnh:

  • Nếu nhược giáp: Hạ thân nhiệt, trao đổi chất giảm tăng trưởng chậm, hoạt động tình dục giảm, chậm chạp, đần độn …
  • Khi bị cường giáp: Tăng thân nhiệt gây nóng bức khó chịu, tim đập nhanh, tăng chuyển hóa, người gầy…
  1. Bệnh Bướu cổ Basedow:

– Bệnh Basedow còn gọi là bệnh Cường Giáp hay Tăng Năng Giáp

  1. Nguyên nhân gây bệnh

+ Nguyên nhân không rõ ràng

+ Các yếu tố làm khởi phát bệnh:

– Do sang chấn tinh thần

– Do di truyền

– Do yếu  tố miễn dịch

– Do dùng iod liều cao kéo dài

  1. Cơ chế gây bệnh bướu cổ

– Do cơ thể nhận diện nhầm lẫn, tưởng tế bào của cơ thể là yếu tố ngoại lai ( kháng nguyên) nên tự sinh ra kháng thể chống lại kháng nguyên đó.

-Trong trường hợp bệnh cường giáp: cơ thể sinh ra tự kháng thể (giống TSH) → tuyến Giáp nhân nhầm tự kháng thể là TSH → do đó kích thích tuyến Giáp phát triển làm phình to tuyến giáp và tăng sản xuất T3 – T4.

  • Các biến chứng của Basedow:

Bệnh nhân không được điều trị hay điều trị không đầy đủ  thì bệnh có thể nặng dần lên có nhiều biến chứng và có thể tử vong. Biến chứng:

Các biến chứng do nhiễm độc giáp:

Cơn nhiễm độc giáp cấp tính: là biến chứng nguy kịch nhất trong các biến chứng, xuất hiện trong quá trình diễn biến của bệnh, nhất là sau phẫu thuật.Do bệnh nhân không được chuẩn bị tốt cho cuộc phẫu thuật.

Lâm sàng cơn nhiễm độc giáp:

+ Bệnh nhân sốt cao đột ngột, vã mồ hôi

+ Tim đập nhanh có thể suy tim cấp, phù phổi cấp, rung thất hoặc rung  nhĩ + Bệnh có đau bụng, hoàng đản, ỉa chảy, nôn mửa, gan to.

+ Ban đầu có triệu chứng run, mất ngủ,đôi khi mê sảng,rối loạn tâm thần vật vã lo âu, dần đi vào hôn mê.

Tiên lương nặng, tỷ lệ tử vong; 30- 60 %

Biến chứng tim mạch: cơn nhịp nhanh, suy tim, rung nhĩ, đau thắt ngực

Các biến chứng liên quan đến bệnh mắt: Liệt cơ vận nhãn, loét giác mạc, lồi mắt ác tính

Biến chứng suy kiệt

  1. Các phương pháp điều trị bướu cổ Basedow
  2. Điều trị nội khoa:
  3. Điều trị bằng iod phóng xạ:
  4. Điều trị bằng phẩu thuật

– Là phương pháp cơ bản nhất , chắc chắn nhất, nhanh nhất , hiệu quả nhất, và an toàn nhất , tỷ lệ lành bệnh cao nhất  so với các phương pháp khác, tỷ lệ lành bệnh sau mổ khoảng  97 %. Phẫu thuật bệnh Basedow là phẫu thuật loại I , cần phải cắt giảm tuyến giáp vừa đủ để  lại một phần nhu mô tuyến giáp cho người bệnh có đủ nội tiết tố tuyến giáp là T3 và T4 để khỏe mạnh.

Nếu cắt tuyến giáp quá nhiều thì sẽ bị suy giáp, cắt quá ít thì tái phát lại ngay. Chỉ những nơi nào có trình độ chuyên sâu và tay nghề vững vàng thì mới có thể mổ được Basedow an toàn, bởi có nhiều biến chứng sau mổ gây nên, vì vậy  người ta ngại không mổ mà cứ điều trị bằng thuốc hàng chục năm mà bệnh vẫn không lành.

Trước và sau mổ bướu cổ Basedow

Điều trị Basedow bằng phẩu thuật tức thì

  • Chuẩn bị bệnh nhân phẫu thuật

Việc chuẩn bị bệnh nhân trước mổ  Bệnh Basedow  là vô cùng quan trọng , bởi vì nếu không chuẩn bị tốt thì sau mổ bệnh nhân có nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng , nhất là xảy ra cơn bão giáp thì tỷ lệ tử vong rất cao từ 30 đến 60 % số bệnh nhân bão giáp bị tử vong .

  • Đối với các bệnh viện khác trong cả nước

Hiện nay trong cả nước  muốn điều trị Basedow  bằng phẫu thuật bắt buộc phải điều trị cho bệnh nhân đạt được bình mạch, bình giáp mới đưa vào mổ ( tức là phải điều trị đến khi nào mạch trở về bình thường khoảng 80 lần / phút, nồng độ T3, T4 trở về bình thường mới được mổ) . Muốn đạt được bình mạch hay bình giáp người bệnh phải điều trị vài tháng đến hàng năm , nên tốn kém nhiều thời gian và tiền bạc cho người bệnh. Hơn nữa tỷ lệ biến chứng và tử vong sau mổ còn khá cao.

Hơn 20 năm qua Bệnh Viện Bình Dân đã nghiên cứu và áp dụng  thành công ĐIỀU TRI BỆNH BASEDOW BẰNG “ PHẪU THUẬT TỨC THÌ ”: Tức thì tức là mổ ngay  không cần phải điều trị đạt được bình mạch hay bình giáp. Bệnh nhân chỉ cần điều trị trước mổ từ 7 đến 10 ngày là có thể đưa vào mổ an toàn tuyệt đối.

Bệnh nhân có mạch nhanh 110-120 lần/ phút , nồng độ T3 –T4 trong máu gấp 7- 8 lần bình thường vần có thể đưa vào mổ an toàn.  Do mổ tức thì nên người bệnh không phải chờ đợi lâu để điều trị đạt bình mạch hay bình giáp vì vậy không tốn kém nhiều tiền bạc và thời gian cho người bệnh.

Trong thời gia qua Bệnh viện Đa khoa Bình Dân Đà Nẵng đã phẫu thuật thành công hơn 52000 ca bướu cổ, trong đó bướu Basedow chiếm 45 %, bệnh viện chưa từ chối phẫu thuật cho một bệnh nhân bướu cổ nào dù khó hay nặng , và đã khống chế được những tai biến sau mổ , đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bệnh , đưa tỷ lệ tử vong còn 0% .

ĐT TƯ VẤN CHUYÊN MÔN  : 0913 415 229 – 02363714030

BS CKI VŨ THỊ TƯ HẰNG

Trả lời