Bạn đã lên kế hoạch chụp hình, đặt bàn tiệc và chuẩn bị mọi thứ cho ngày trọng đại của mình? Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng nếu bạn có ý định sinh con sớm thì đừng quên tiêm phòng trước khi cưới nhé!
Việc chủng ngừa các mũi tiêm phòng trước khi cưới sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và là bước quan trọng để chuẩn bị một thai kỳ khỏe mạnh. Nhờ đó, bạn có thể bảo vệ an toàn cho bé khỏi những dị tật có thể xảy ra, các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ từ bố mẹ. Đây cũng là cách giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ lây lan các bệnh truyền nhiễm qua đường máu và đường tình dục.
Vì sao bạn nên tiêm phòng trước khi cưới?
Trước khi cưới nên tiêm phòng gì, phụ nữ nên tiêm phòng gì trước khi kết hôn hay những vắc xin cần tiêm trước khi kết hôn… là những thắc mắc thường gặp của không ít các cặp đôi. Theo các chuyên gia, việc tiêm phòng trước khi cưới có ý nghĩa vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho cả hai vợ chồng, đồng thời để em bé sinh ra sau này được khỏe mạnh.
1. Đối với phụ nữ
Tại sao phụ nữ nên tiêm phòng trước khi kết hôn, phụ nữ trước khi cưới nên tiêm phòng gì? Theo các chuyên gia, phụ nữ sẽ truyền cho bé kháng thể qua nhau thai và sữa mẹ sau khi sinh. Vì thế, tiêm phòng trước khi cưới là cách tốt nhất giúp tăng cường miễn dịch cho bạn và con yêu.
Một số loại vắc xin phòng các bệnh nguy hiểm ví dụ như sởi – quai bị – rubella hoặc thủy đậu cần được tiêm phòng ít nhất 1 tháng trước khi bạn muốn có thai. Để tiêm phòng các loại vắc xin này, bạn cần đảm bảo mình không có thai tại thời điểm tiêm và sau tiêm 1 tháng (tốt nhất là 3 tháng).
2. Đối với nam giới
Nam giới trước khi kết hôn cần tiêm phòng gì, tại sao? Tiêm phòng trước khi cưới cũng giúp nam giới ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh và lây bệnh cho vợ tương lai, nhất là các bệnh phổ biến như bệnh uốn ván, bạch hầu và ho gà, bệnh viêm gan B, bệnh viêm gan A, cúm…. Khi bạn làm bố và bé sơ sinh còn quá nhỏ, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện thì việc các cặp đôi tiêm phòng trước khi cưới cũng giúp ngăn ngừa nguy cơ lây bệnh cho con nhỏ.
Các mũi tiêm phòng trước khi cưới
Trước khi kết hôn cần tiêm phòng gì? Bạn cần tìm hiểu một số mũi tiêm phòng phổ biến trước khi quyết định tiêm phòng trước khi cưới hay trước khi có em bé. Dưới đây là các loại vắc xin phổ biến mà bạn có thể cần phải chủng ngừa:
1. Vắc xin phòng sởi – quai bị – rubella
Sởi, quai bị, rubella (bệnh sởi Đức) là ba bệnh truyền nhiễm có nguy cơ lây nhiễm cao và có khả năng gây ra biến chứng nguy hiểm cho người mắc bệnh. Nếu không may bị nhiễm một trong ba bệnh này trong thai kỳ (đặc biệt là 3 tháng đầu) thì nguy cơ sảy thai, thai nhi dị tật, chậm phát triển hoặc sinh non rất cao.
Thời điểm tốt nhất để tiêm vắc xin phòng sởi – quai bị – rubella (MMR) là trước khi có thai 3 tháng trở lên, tối thiểu là 1 tháng. Cơ thể bạn cần thời gian nhất định để có thể hình thành đáp ứng miễn dịch sau tiêm, giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả.
MMR là vắc xin 3 trong 1 giúp phòng ngừa cả 3 bệnh, tiêm 1 mũi là đủ để bảo vệ mẹ và bé trong suốt thai kỳ.
2. Vắc xin ngừa thủy đậu
Thủy đậu là một bệnh rất dễ lây lan, biểu hiện bệnh là có thể gây sốt, khó chịu và nổi mẩn ngứa. Thủy đậu gây ảnh hưởng tới thai kỳ vì khi bị bệnh trong thời gian mang thai (đặc biệt là khi sắp sinh), người mẹ có thể lây bệnh cho con và khiến bé bị thủy đậu bẩm sinh. 2% trẻ sơ sinh sẽ bị dị tật bẩm sinh như dị dạng chân tay và bị liệt nếu mẹ nhiễm thủy đậu khi mang thai 2 tháng đầu.
Người đã mắc bệnh thủy đậu một lần thường có miễn dịch suốt đời, chỉ 1% có nguy cơ mắc lại bệnh lần hai. Nếu chưa bị mắc thủy đậu hoặc không biết chính xác đã mắc bệnh hay chưa, bạn nên tiêm phòng thủy đậu trước khi cưới hoặc trước khi mang thai.
3. Vắc xin ngừa cúm mùa
Vắc xin phòng bệnh cúm mùa là một trong những vắc xin cần tiêm trước khi kết hôn. Bởi dịch cúm mùa thường xảy ra vào từ tháng 11 đến tháng 3 hàng năm. Trung tâm y tế dự phòng và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo trước mùa cúm hàng năm, phụ nữ có kế hoạch mang thai nên tiêm vắc xin cúm để phòng ngừa cúm mùa.
Phụ nữ mang thai bị mắc cúm ở 4 tháng cuối thai kỳ có nguy cơ mắc các triệu chứng và biến chứng cúm như viêm phổi nghiêm trọng hơn. Cúm cũng khiến thai phụ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, sốt, đau đầu, đau cơ, viêm họng và ho.
4. Vắc xin ngừa viêm gan B
Trước khi cưới nên tiêm phòng gì? Lời khuyên là các cặp đôi đừng quên chủng ngừa bệnh viêm gan B.
Viêm gan B do virus Hepatitis B (HBV) gây ra. Nhiễm viêm gan B có thể gây bệnh gan mạn tính thậm chí gây xơ gan, ung thư gan. Nếu bị nhiễm viêm gan B trước hoặc trong thời kỳ mang thai, mẹ có thể truyền bệnh cho thai nhi trong bụng và khiến bé mắc viêm gan B bẩm sinh.
Bạn cũng có thể bị lây viêm gan B nếu vợ hoặc chồng bị bệnh. Do đó, nếu chưa tiêm vắc xin ngừa viêm gan B hoặc không chắc đã tiêm chưa thì trước khi cưới, cả hai vợ chồng nên đi xét nghiệm xem mình đã có kháng thể chống HBV chưa để được tư vấn chủng ngừa.
Nếu không may đã bị nhiễm viêm gan B thì bạn cần theo dõi và điều trị. Nếu chưa nhiễm HBV thì bạn cần tiêm phòng để ngừa bệnh.
5. Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung
HPV 16 và 18 là hai chủng virus HPV nguy hiểm có thể gây ung thư cổ tử cung. Các chủng như HPV 6, 11… có thể gây bệnh mụn cóc sinh dục, u nhú, sùi mào gà ở bộ phận sinh dục.
Vắc xin ngừa ung thư cổ tư cung được khuyến cáo tiêm cho nữ giới ở độ tuổi từ 9 – 26, tốt nhất là khoảng 11 – 12 tuổi. Tuy nhiên, nếu qua 26 tuổi, bạn vẫn có thể tiêm phòng vì không phải ai cũng đã từng nhiễm virus. Bạn sẽ cần ít nhất 6 tháng để hoàn thành 3 mũi tiêm phòng HPV nên hãy chủ động xếp thời gian tiêm phòng trước khi cưới.
Nếu quan tâm đến việc phòng trước khi cưới, bạn có thể đến các cơ sở sau đây để thực hiện việc chủng ngừa:
Bệnh viện Đa khoa Bình Dân Đà Nẵng
376 Trần Cao Vân , Thanh Khê, Tp Đà Nẵng
Ngoài các cơ sở chủng ngừa kể trên, bạn có thể đến hệ phòng tiêm chủng Bệnh viện Đa khoa Bình Dân Đà Nẵng để được tư vấn và chủng ngừa.
Cách tiêm phòng trước khi cưới an toàn
Những vắc xin cần tiêm trước khi kết hôn là những loại nào? Câu trả lời là để biết bản thân cần chủng ngừa loại vắc xin nào trước khi cưới, bạn cần được tư vấn tiêm chủng đầy đủ. Các mũi tiêm phòng trước khi cưới còn phụ thuộc vào các yếu tố:
- Bạn đã tiêm những mũi tiêm phòng nào?
- Kế hoạch có thai và sinh con của bạn như thế nào?
- Bạn có từng mắc những bệnh truyền nhiễm nào trước đây chưa?
Khi đến tư vấn tiêm chủng, bạn hãy đem theo sổ tiêm chủng có ghi lại lịch sử tiêm chủng của bạn từ khi sinh ra cho tới nay (nếu có). Sổ tiêm chủng này sẽ giúp bác sĩ đánh giá bạn nên tiêm phòng những mũi nào và lịch trình tiêm ra sao.
Nếu không còn giữ sổ tiêm chủng cách đây quá lâu hoặc vô tình làm mất thì bạn có thể phải một số xét nghiệm để bác sĩ đánh giá xem đã tiêm phòng hay chưa. Thông thường, kết quả một số xét nghiệm máu có thể giúp xác định bạn đã tiêm phòng chưa hay mắc một bệnh truyền nhiễm nào đó trước kia chưa.
Trước khi chuẩn bị cho một đám cưới mang tính bước ngoặt trong cuộc đời, bạn hẳn sẽ có rất nhiều việc phải thu xếp. Nhưng dù có bận rộn với công đoạn chuẩn bị như thế nào đi chăng nữa, bạn cũng đừng quên bỏ qua thời gian tiêm phòng trước khi cưới. Đây là cách để bạn chủ động phòng ngừa bệnh và chuẩn bị cho em bé chào đời thật khỏe mạnh đấy!