Chụp cắt lớp vi tính
(Chụp CT – Computer Tomography Scanner)
Chụp cắt lớp vi tính (hay còn gọi là chụp CT-Scanner) được sử dụng tương đối rộng rãi và có giá trị cao trong chẩn đoán hình ảnh, hỗ trợ đắc lực cho bác sĩ trong quá trình chẩn đoán và tiên lượng bệnh. Đây là kỹ thuật dùng nhiều tia X quét lên một khu vực của cơ thể theo lát cắt ngang phối hợp với xử lý bằng máy vi tính để được một hình ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều bộ phận cần chụp.
Để làm rõ hơn hình ảnh của một khối bất thường, có thể dùng phối hợp thuốc cản quan theo đường tĩnh mạch hoặc đường uống để được chẩn đoán chính xác nhất.
A – Ưu điểm chụp cắt lớp vi tính (CT-Scanner)
- Hình ảnh rõ nét do không có hình tượng nhiều hình chồng lên nhau
- Khả năng phân giải những hình ảnh mô mềm cao hơn nhiều so với X quang.
- Thời gian chụp nhanh, cần thiết trong khảo sát, đánh giá các bệnh cấp cứu và khảo sát các bộ phận di động trong cơ thể (Phổi, tim, gan ruột…)
- Độ phân giải không gian đối với xương cao nên rất tốt để khảo sát các bệnh lý xương.
- Kỹ thuật dùng tia X, nên có thể dùng để chụp cho những bệnh nhân có chống chỉ định chụp cổng hưởng từ (Đặt máy tạo nhịp, van tim kim loại, máy trợ thính cố định, di vật kim loại…)
B – Nhược điểm chụp cắt lớp vi tính (CT-Scanner)
- Do khả năng đâm xuyên mạnh của tia X nên CT khó phát hiện các tổn thương phần mềm, tổn thương quá nhỏ, các tổn thương sụn khớp, dây chằng và tổn thương tủy sống hơn là chụp cổng hưởng từ (MRI)
- CT là kỹ thuật dùng tia X và gây nhiễm xạ. Tuy nhiên, mức độ nhiễm xạ mỗi lần chụp đều nằm trong giới hạn cho phép.
C – Chỉ định chụp cắt lớp vi tính (CT-Scanner)
-
CT Scan sọ não
- Bệnh cảnh chấn thương: Chấn thương sọ não, chấn thương đầu mặt, đa chấn thương.
- Bệnh cảnh tai biến mạch máu não: Tai biến mạch máu não thoáng qua, tai biến mạch máu não có dấu hiệu thần kinh khu trú (Liệt mặt, liệt nữa người, thất ngôn…)
- Dấu hiệu thần kinh: động kinh, co giật, chóng mặt, đau nữa đầu.
- Hội chúng tăng áp lực nội sọ (đau đầu, buồn nôn, nhìn mờ…)
- Một số bệnh lý khác: viêm não, viêm màng não, áp xe não, lao não, màng não, sa suốt trí tuệ…
-
CT Scan đầu mặt cổ
- Chấn thương vùng đầu mặt cổ
- U vùng đầu mặt cổ
- Viêm, áp xe mô mềm vùng cổ
- Bệnh lý các xoang và hốc mũi
- Dị vật đường ăn và đường hô hấp
-
CT Scan cột sống
- Chấn thương cột sống
- Đa chấn thương, trong đó có nghi ngờ chấn thương cột sống
- Bệnh lý khác: U xương lành tính, u xương ác tính, di căn xương
- Bệnh nhiễm trùng: Lao cột sống, áp xe mô mèm cạnh sống, hội chứng chèn ép tủy
- Bất thường bẩm sinh cột sống: Gù cột sống, vẹo cột sống, bất sản đốt sống, dính đốt sống
- Bệnh lý vôi hóa dây chằng dọc trước, dọc sau.
-
CT Scan phổi và lồng ngực
- Bệnh lý u phổi: Xác định kích thước, số lượng, tính chất của u, đánh giá sự xâm lấn và lan tràn của u
- Bệnh lý phế quản: Dãn phé quản, viêm tiểu phế quản cấp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
- Bệnh lý phổi, màn phổi: Viêm phổi, áp xe phổi, lao phỗi, nấm phổi. Tràn dịch, tràn khí màng phổi, u màng phổi, ổ cặn màng phổi, Bệnh bụi phổi, bệnh lý phổi kẽ
- Bệnh lý trung thất: U trung thất, u tuyến ức, tuyến giáp, kén màng phổi, hạch trung thất
- Bệnh lý mạch máu: Phình bóc tách động mạch, thuyên tắc động mạch phổi, bất thường mạch máu bẩm sinh.
- Bệnh lý xương thành ngực, chấn thương ngực hoặc nghi ngờ chấn thương ngực
- CT Scan bụng chậu
- Bệnh lý gan và đường mật: U gan lành và ác tính, chấn thương gan, ung thư đường mật, sỏi mật, viêm và áp xe gan, nhiệm ký sinh trung gan, xơ gan…
- Bệnh lý tụy, lách, thượng thận: U, viêm, di căn, chấn thương.
- Bệnh lý thận và tiết niệu: Sỏi, u , nhiễm trùng, chấn thương
- Bệnh lý đường tiêu hóa: Tắc ruột, xoán ruột, viêm, ruột thừa viêm, lao, u đại tràng…
- Bệnh lý tử cung, buồng trứng, tiền liệt tuyến.
-
CT Scan xương khớp
- Chấn thương xương
- Bệnh lý xương: Viêm xương, u xương, di căn xương, lao xương
- Bất thường bẩm sinh xương
D – Chống chỉ định chụp cắt lớp vi tính (Chụp CT)
- Không có chống chỉ định tuyệt đối chụp CT
- Bệnh nhân có thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ (Vào thời kỳ này các tế bào thai nhi chưa thanh thục, rất nhạy cảm với tia X, nếu tiếp xúc với tia X có thể làm xuất hiện các dị tật của thai nhi)
- Những chống chỉ định liên quan đến thuốc cản quang: Bệnh nhân suy thận nặng, suy chức năng gan nặng, di ứng thuốc cản quang, sốt cao mất nước nặng.
2. Chống chỉ định tiêm thuốc cản quan chụp CT
- CHống chỉ định tuyệt đối
- Mất nước nặng
- Dị ứng với iode
- Chống chỉ định tương đối:
- Suy thận độ III, IV: Nếu cần phải tiêm thuốc, phải lên kế hoạch chạy thận nhân tạo ngay sau khi bơm thuốc cản quan.
- Suy gan, suy tim mất bù
- Đau tủy, đặc biệt bệnh nhân thiểu niệu. Nếu cần phải chụp thì cần truyền dịch cho bệnh nhân.
- Cơ địa dí ứng bs sẽ quyết định
- Bao lâu sẽ có kết quả
- Sauk hi chụp cắt lớp vi tính xong, kết quả sẽ được trả trong vòng 30 – 60 phút
- Một số trường hợp sẽ trả lâu hơn nếu cần hội chẩn
Bên cạnh hệ thống máy siêu âm 3D, 4D máy x-quang kỹ thuật số,…, hệ thống máy chụp cắt lớp vi tính (Chụp CT) xoán ốc 32 dãy của hang Siemens (Thương hiệu cung cấp thiết bị y tế hàng đầu thế giới) để giúp bệnh nhận được hưởng những dịch vụ y tế chất lượng cao cùng những thủ tục hành chính gọn nhẹ.
Tác giả: Bác sĩ Phạm Phú Trí