1
Bạn cần hỗ trợ?

Bướu cổ – Khi nào nên mổ?

Bướu cổ – Khi nào nên mổ?

Phần lớn các bướu thuộc loại lành nên các bạn đừng quá lo lắng bướu cổ nào cũng là ung thư, nhưng chúng ta cũng không nên coi thường. Khi có dấu hiệu về bệnh bạn cần đi đến các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời.

icon32

icon32

Hiện nay đa số Bướu cổ là lành tính và hầu như chưa cần phải phẫu thuật. Chỉ trong những trường hợp thật sự cần thiết, có chỉ định phải dùng đến phương pháp mổ, bạn nên đến các bệnh viện chuyên về bướu. Như bệnh viện Bình Dân Đà Nẵng với trang bị dụng cụ, hỗ trợ phẫu thuật dao siêu âm, giúp cầm máu tốt, thao tác nhẹ nhàng, nên hạn chế chấn thương phẫu thuật, đường mổ nhỏ hơn, sau mổ vùng cổ ít sưng đau và vết mổ liền sẹo thẩm mỹ hơn.

icon32

Chúng ta tìm hiểu qua bướu cổ là gì?

Bướu cổ là tên gọi phổ biến để chỉ bướu xuất phát từ tuyến giáp, trong y học gọi là bướu tuyến giáp, bao gồm nhiều loại như phình giáp lan tỏa hay có hạt, viêm giáp, bướu lành, ung thư. Những bướu này có thể có hay không làm thay đổi chức năng của tuyến giáp như cường giáp, bình giáp hoặc suy giáp. Tất cả được xếp làm 3 nhóm: dạng lành tính, ung thư và rối loạn chức năng nội tiết tuyến giáp.

Tuyến giáp có hình dạng bên ngoài như con bướm nằm ở phần dưới trước cổ, dưới lớp da và cơ, tựa trên khí quản (đường thở). Nếu tuyến giáp có kích thước bình thường hoặc chỉ to nhẹ thì chúng ta nhìn hoặc sờ không thấy.

icon32

Như vậy Bướu cổ ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?

Bướu tuyến giáp rất phổ biến ở Việt Nam. Bướu tuyến giáp lành nếu to sẽ gây nuốt vướng hoặc khó nuốt, khó thở (do chèn vào đường thở hoặc thòng vào lồng ngực) hoặc lồi ra trước cổ gây mất thẩm mỹ. Bướu tuyến giáp ác là một loại ung thư gây xâm lấn các cơ quan xung quanh, nhất là dây thần kinh hồi thanh quản sẽ gây khàn tiếng, hoặc khi bướu di căn sẽ gây tổn thương gan, phổi, xương, não …

Khi bướu tuyến giáp có rối loạn chức năng nội tiết như suy giáp hoặc cường giáp ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể như gây kiệt sức, sụt hoặc tăng cân, hồi hộp ở ngực, mất ngủ, rụng tóc, run tay, đổ mồ hôi. Tuy nhiên, nhiều bệnh khác cũng gây ra các bất thường này, khi thăm khám bác sĩ sẽ xác định bệnh.

icon32

Dấu hiệu để bạn nhận biết có bị bướu tuyến giáp?

Tuyến giáp là tuyến nội tiết nên khi bị bệnh sẽ gây ra những bất thường ở cổ hoặc ở các bộ phận khác trong cơ thể. Khi thấy cổ to ra hoặc có các dấu hiệu kể trên hoặc có bất cứ thay đổi nào trong cơ thể nên đi khám. Bác sĩ sẽ thăm khám, siêu âm, xét nghiệm máu, chọc hút tế bào… để xác định loại bướu cổ. Đặc biệt, khi bướu ác nhỏ sẽ chưa gây ra bất cứ bất thường nào mà chỉ phát hiện được qua siêu âm kiểm tra hoặc tình cờ khi chụp CT, MRI, PET vùng cổ vì bệnh khác.

Để phân biệt bướu lành hay bướu ác, chọc hút kim nhỏ (FNA) với độ chính xác cao giúp xác định chẩn đoán. Phương pháp này dùng kim nhỏ như kim chích thuốc, chích vào bướu, lấy tế bào và quan sát dưới kính hiển vi để đánh giá hình dạng và cách sắp xếp của tế bào nhằm có thể xác định lành hay ác. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp cần phải thực hiện kỹ thuật “cắt lạnh” trong lúc mổ để khẳng định chính xác hơn, phương pháp này thường được thực hiện tại các bệnh viện được trang bị thiết bị chuyên dụng và có bác sĩ chuyên khoa giải phẫu bệnh như Bệnh viện Bình Dân Đà Nẵng, Chợ Rẫy, Đại học Y Dược, Ung bướu, Bệnh viện Quốc tế City.

icon32

Các phương pháp điều tr

Do bướu tuyến giáp gồm có nhiều loại khác nhau, mỗi loại sẽ có phương pháp điều trị phù hợp nhất. Nói chung, điều trị bướu tuyến giáp bao gồm: uống thuốc, xạ trị, mổ hoặc chỉ theo dõi.

Uống thuốc: Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà có các loại khác nhau, như thuốc nội tiết tố tuyến giáp, thuốc iốt, kháng giáp, kháng sinh, thuốc corticoid, ức chế thụ thể Beta…

Thuốc xạ trị: Dạng iốt phóng xạ, thuốc này có tác dụng phá hủy tế bào tuyến giáp.

Mổ: Tùy loại bướu, bác sĩ sẽ lựa chọn một trong các các phương pháp cắt thùy, cắt giáp gần trọn, cắt giáp toàn phần, cắt eo giáp. Ngoài ra, trong một số trường hợp có thể chọc hút bằng kim để rút nước cho trường hợp bướu chứa nước (gọi là nang giáp).

Theo dõi: Khi bướu lành, nhỏ, không gây khó chịu, thường không cần điều trị gì và theo dõi bằng cách tái khám định kỳ mỗi 1-2 năm một lần. Cần đi khám ngay nếu có thay đổi vùng cổ hoặc bất thường trong cơ thể.

icon32

Khi nào bướu cổ sẽ điều trị bằng phương pháp mổ?

Các trường hợp cần phải mổ gồm: Bướu lành gây chèn ép khó thở, khó nuốt, hoặc gây mất thẩm mỹ, ung thư hoặc nghi ngờ ung thư Rối loạn chức năng tuyến giáp loại cường giáp. Không cần mổ trong trường hợp bướu lành nhỏ và không bắt buộc mổ khi bướu lành to nhưng không gây khó thở, khó nuốt.

icon32

Trong thời gian qua bệnh viện Bình Dân Đà Nẵng đã phẫu thuật thành công 47.535 ca bướu cổ, an toàn tuyệt đối ,không có tử vong ,không có tai biến . Bệnh viện chưa từ chối phẫu thuật cho một bệnh nhân bướu cổ nào dù khó hay nặng đến mấy . Bệnh viện Bình Dân Đà Nẵng là nơi duy nhất tại ViệtNam áp dụng phương pháp mổ mới an toàn đối với bệnh basedow : “Bằng phương pháp phẫu thuật tức thì” ( tức là bệnh nhân được mổ ngay không cần phải điều trị bình mạch hay bình giáp mới đưa vào mổ ) . Hiện nay trên cả nước các bệnh viện đều phải điều trị cho bệnh nhân Basedow đạt  bình mạch hay bình giáp mới đưa vào mổ ,muốn đạt được bình mạch bình giáp người  bệnh phải uống thuốc hàng tháng đến hàng năm, gây tốn kém rất nhiều thời gian và tiền bạc cho người bệnh . Hơn nữa chỉ trừ suy giáp và viêm tuyến giáp mãn tính thì phải điều trị nội khoa ,không có chỉ định mổ ,còn các bệnh bướu cổ khác từ độ I đến độ IV bệnh viện bình dan đều có thể phẫu thuật an toàn cho người bệnh .

Với 20 năm kinh nghiệm, Bệnh viện đa khoa Bình Dân – Đà Nẵng đã phẫu thuật thành công hơn 40.000 ca bướu cổ với tỷ lệ tử vong 0%. Cho đến nay Bệnh viện chưa từ chối phẫu thuật một ca bướu cổ nào dù khó hay nặng đến mấy.

Trả lời